CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN
1. Ý nghĩa:
Sự phát triển nhận thức về các vấn đề mang tính hệ thống như biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, bất bình đẳng… đã thúc đẩy xu hướng đầu tư theo tiêu chí ESG hay đầu tư bền vững trong những năm gần đây. Nhận thức được tầm quan trọng này Chính phủ đã ký Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2024 - 2026”. Chương trình này đặt mục tiêu đến năm 2026, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững. Theo đó, hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp phát triển bền vững.
2. Mục đích:
Chương trình bình chọn CSA ra đời nhằm thiết lập dữ liệu về phát triển bền vững, giúp Chính phủ, các tổ chức xã hội liên quan đưa ra các chính sách bám sát thực tế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, qua đó, đi cùng một Việt Nam thực hiện các cam kết về Mục tiêu tại Hội nghị COP26 về việc giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050; khẳng định sẽ tiếp các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở bền vững, quản lý nguồn nước thông minh và tài nguyên trong hệ sinh thái.
-
01. BÌNH CHỌN TOP50 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2024
Nhằm góp phần thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững lan toả sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Việt Nam.
-
02. TÔN VINH DOANH NGHIỆP
Ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp đã góp phần vào việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và công bằng xã hội.
-
03. TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CỘNG ĐỒNG
Nhằm nâng cao nhận thức, chứng minh kinh doanh bền vững vừa mang lại lợi ích cho các công ty, môi trường, và xã hội.
-
04. NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU
Định vị cạnh tranh trong ngành. tạo ra một cơ hội lớn để tạo ra sự khác biệt và cơ hội đầu tư.
3. Quy trình bình chọn:
-
1. CHỌN HẠNG MỤC ỨNG CỬ
Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp (DN) chọn hạng mục phù hợp với mình nhất. Nếu gặp khó khăn trong việc quyết định, DN có thể đọc mô tả từng hạng mục, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Tại bước này, DN sẽ chọn tối đa 3 hạng mục trong số 14 hạng mục để ứng cử. Mỗi nhóm E-S-G, DN chỉ được chọn 1 hạng mục.
-
2. CHUẨN BỊ HỒ SƠ
Thu thập số liệu, tài liệu từ các bộ phận liên quan trong DN để điền vào hồ sơ ứng cử.
Mọi DN sẽ cần cung cấp các số liệu liên quan đến hoạt động chung, được quy định ở phần A- Thông tin doanh nghiệp, và B – Kết quả kinh doanh trong bảng đăng ký. Tuy nhiên,
tại phần C- Hạng mục Phát triển bền vững ứng cử, DN chỉ cần chọn hạng mục ứng cử và bổ sung hồ sơ liên quan đến hạng mục đó.
-
3. GỬI HỒ SƠ
Gửi hồ sơ ứng cử lên website CSA của Nhịp Cầu Đầu Tư từ 9h ngày 01.03.2024 đến 17h ngày 15.05.2024.
-
4. BÌNH CHỌN/ ĐÁNH GIÁ
Nhịp Cầu Đầu Tư sẽ tổng hợp tất cả các hồ sơ đăng ký để chuyển đến Hội đồng Thẩm định. Hội đồng Thẩm định bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững và kinh doanh. Các tiêu chí được chấm điểm theo 3 mức độ: tốt (3 điểm), khá (2 điểm), trung bình (1 điểm). Đồng thời, Nhịp Cầu Đầu Tư cũng sẽ mở kênh bình chọn trực tuyến cho độc giả bình chọn cho những doanh nghiệp họ cảm thấy xứng đáng nhất trong hạng mục được đề cử hoặc ứng cử.
Kết quả cuối cùng sẽ là trung bình có trọng số điểm từ Hội đồng Thẩm định và Bình chọn của độc giả.
Trường hợp doanh nghiệp từ chối nhận giải, Ban Tổ chức thay thế bằng doanh nghiệp khác có số điểm liền kề.
-
5. VINH DANH
Chúng tôi trân trọng tất cả những DN đã dành công sức nộp hồ sơ và muốn truyền tải câu chuyện phát triển bền vững của mình đến công chúng. Sau khi quá trình Đánh giá kết thúc, các doanh nghiệp vượt trội trong từng lĩnh vực ứng cử sẽ được tôn vinh trong lễ Vinh danh. Chúng tôi mong sẽ được gặp tất cả DN tại lễ vinh danh này để cùng chúc mừng cho hành trình hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam.