HẠNG MỤC ỨNG CỬ
CSA 2024 – GIÁ TRỊ TRƯỜNG CỬU CỦA E-S-G
Sự gia tăng giám sát từ các nhà đầu tư, sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và khách hàng, thay đổi về chính sách công đã khiến các tiêu chuẩn về ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) trở thành tất yếu đối với doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải cải thiện và hướng tới tuân thủ các vấn đề liên quan của Môi trường, Xã hội và Quản trị. Từ đó, ESG đã trở thành trụ cột giúp doanh nghiệp tăng trưởng ở nấc thang cao nhất là Bền vững.
Chương trình bình chọn CSA 2024 phân thành 16 hạng mục trao giải. Việc này một mặt giúp doanh nghiệp có thể tập trung ứng cử vào thế mạnh hoạt động liên quan đến phát triển bền vững trong năm, mặt khác giúp cộng đồng dễ dàng nhìn nhận sự đóng góp của doanh nghiệp.
16 hạng mục sẽ vinh danh bao gồm 14 hạng mục doanh nghiệp tự ứng cử hoặc được đề cử, và 2 giải đặc biệt (*) do ban giám khảo bình chọn, chi tiết như sau:
E – Bảo vệ môi trường (Environmental Protection)
- 1. GIẢM THIỂU DẤU CHÂN CARBON
- - Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược carbon thấp.
- - Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý năng lượng.
- 2. TIÊN PHONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI
- - Tăng tái chế chất thải.
- - Giảm phát sinh chất thải.
- 3. VẬN TẢI BỀN VỮNG TIÊU BIỂU
- - Vận tải bền vững.
- - Logistics xanh.
- 4. TỐI ƯU NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
- - Tối ưu sử dụng nguyên liệu.
- - Phát triển nguyên liệu địa phương.
- 5. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG
- - Bảo tồn tài nguyên đất, nước, không khí.
- - Giảm nguyên liệu hóa thạch/thay thế bằng nguyên liệu xanh.
- 6. SẢN PHẨM VÀ DẪN DẮT TIÊU THỤ CÓ TRÁCH NHIỆM
- - Cải thiện/khuyến khích/giải pháp sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội, môi trường.
S – Trách nhiệm xã hội (Social Responsibility)
- 7. DẪN DẮT ĐA DẠNG, CÔNG BẰNG VÀ HÒA NHẬP
- -
Dẫn dắt Đa dạng, Công bằng và Hoà nhập
Luôn đặt con người làm trung tâm trong hoạt động kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó, tạo điều kiện cho tất cả mọi người thuộc nhiều thành phần xã hội khác có cơ hội tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách bình đẳng, xóa bỏ phân biệt đối xử và định kiến ở nơi làm việc.
- 8. HOẠT ĐỘNG CSR NỔI BẬT
- - Cải thiện chính sách lao động. Môi trường làm việc đa dạng, công bằng và hòa nhập. Các chính sách hướng đến bảo vệ môi trường. Các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện cải thiện các vấn đề tại địa phương…
- 9. CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- - Sáng kiến/giải pháp và lộ trình phát triển con người để tạo cơ hội cho mọi nhân viên được tham gia thực hiện sứ mệnh chung là “xây dựng cuộc sống bền vững” cho cộng đồng.
- 10. TIẾP THỊ CÓ TRÁCH NHIỆM
- - Hoạt động nổi bật trong tuân thủ các yêu cầu về tiếp thị và nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ... vì lợi ích cộng đồng.
- 11. TIÊN PHONG KINH TẾ TUẦN HOÀN
- - Hoạt động nổi bật trong mô hình kinh tế tuần hoàn.
- - Hoạt động nổi bật trong mô hình tái chế vật liệu.
G – Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance)
- 12. NGÔI SAO BÌNH ĐẲNG GIỚI
- - Hoạt động nổi bật trong chính sách đa dạng giới trong Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc; phát triển tài năng nữ lãnh đạo.
- 13. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC
- - Doanh nghiệp có mô hình quản trị hiệu quả, hướng các doanh nghiệp đến các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị, qua đó, góp phần cải cách lĩnh vực quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế và xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.
- 14. TINH THẦN LÃNH ĐẠO ESG
- - Ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết tâm thực thi/hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững xuất sắc.
Giải đặc biệt do ban giám khảo bình chọn
- 15. DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NĂM (*)
- - Doanh nghiệp được đánh giá cao trên cả 3 mục E, S, G.
- 16. NGÔI SAO ĐANG LÊN (*)
- - Doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn bền vững chung nhưng có dự án hoặc chiến lược nổi bật.